Trang TBYT hiện đại như máy X – Quang, Máy siêu âm, Phòng Lab thực hiện các xét nghiệm sinh hóa, huyết học, miễn dịch, … hỗ trợ cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh nhân một cách nhanh, chính xác và hiệu quả, thời gian trả kết quả nhanh chóng.
Đội ngũ nhân viên phục vụ tận tình, chu đáo, chuyên nghiệp.
Xây dựng từ năm 2013, chúng tôi đã đạt nhiều thành tích trong công tác khám và chữa bệnh đồng thời được đánh giá cao .Hiện Phòng Khám đa khoa Hoàng khang được khám và chưa bệnh tất cả các chuyên khoa và phục vụ các ngày trong tuần.
Đội ngũ bác si có kinh nghiệm làm việc lâu năm tại các bệnh viện lớn như Chợ rẫy, 115, Thống nhất, Trưng Vương, Nhi đồng 1…..Luôn tận tâm phục vụ quý khách và người nhà bệnh nhân.
Đội ngũ bác si có kinh nghiệm làm việc lâu năm tại các bệnh viện lớn như Chợ rẫy, 115, Thống nhất, Trưng Vương, Nhi đồng 1…..Luôn tận tâm phục vụ quý khách và người nhà bệnh nhân.
Chuyên Khoa Hồi sức – Cấp cứu
Ts – Bs Hoàng Văn Quang hiện với nhiều năm kinh nghiệm là Trưởng khoa Nội – Hồi sức cấp cứu. Hiện Ts – Bs Hoàng Văn Quang đang đảm nhận cố vấn chuyên môn tại PKĐK Hoàng Khang
Chuyên khoa Mắt
Bs.CkI Võ Tấn Cảnh nguyên là phó khoa khám bệnh tại bệnh viện Trưng Vương với nhiều năm kinh nghiệm trong công tác chữa trị tại chuyên khoa Mắt
Chuyên khoa Ngoại
Bs.Ck1 Đoàn Công Minh có nhiều năm công tác tại khoa ngoại của các bệnh viện lớn Như FV… Hiện nay Bs.Ck1 Đoàn Công Minh đảm nhiệm vị trí trưởng khoa ngoại tại PKĐK Hoàng Khang
Chuyên Khoa Nhi
Bs.Ck1 Huỳnh Thị Thủy có kinh nghiệm nhiều năm và có chuyên môn cao trong việc khám và điều trị các bệnh lý về nhi khoa và hiện đang giữ vai trò là Trưởng khoa nhi tại Phòng Khám đa khoa Hoàng Khang .
Chuyên Khoa Sản
Hoàng Khang Medical luôn mong muốn đem đến cho quý khách hàng một sức khỏe tốt với dịch vụ chăm sóc y tế chuyên nghiệp, với thiết bị y khoa tiên tiến và kinh nghiệm chuyên môn tốt nhất. Để tất cả khách hàng có thể cảm thấy thoải mái yên tâm về phương pháp điều trị và nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Bệnh đau mắt đỏ do vi-rút rất dễ lây lan từ người này sang người khác và không có biện pháp điều trị đặc hiệu. Hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ do vi-rút đều nhẹ. Nhiễm trùng thường sẽ hết sau 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị và không có bất kỳ hậu quả lâu dài nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể mất từ 2 đến 3 tuần hoặc hơn để khỏi. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn thế, bạn nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa.
Các biện pháp hỗ trợ điều trị đau mắt đỏ
Rửa mắt, giữ vệ sinh mắt sạch sẽ. Về thuốc nhỏ mắt sử dụng trong bệnh đau mắt đỏ, người mắc bệnh có thể dùng nước muối sinh lý (natri clorua 0,9%) hoặc nước cất để rửa mắt.
Chườm lạnh bằng cách đắp một chiếc khăn ướt, mát lên mắt trong các trường hợp mắt phù nề sưng tấy đỏ. Những người bị viêm kết mạc đang hoạt động có thể sử dụng kính bảo hộ tối màu để giúp giảm chứng sợ ánh sáng và ngăn ngừa việc chạm vào mắt thường xuyên.
Lời khuyên phòng tránh lây nhiễm đau mắt đỏ
Đau mắt đó rất dễ lây từ người sang người. Hãy làm theo những lời khuyên này để không lây nhiễm cho người khác hoặc lây nhiễm cho chính mình.
- Sử dụng khăn hoặc khăn giấy sạch mỗi lần lau mặt và mắt.
- Dùng khăn mặt riêng.
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng, nhất là trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi ho, hắt hơi.
- Cố gắng không chạm tay vào mắt. Nếu chạm, hãy rửa tay ngay lập tức.
- Không trang điểm mắt khi mắt đang bị nhiễm trùng.
- Không nên đeo kính áp tròng cho đến khi hết viêm kết mạc.
Những điều không nên làm khi bị đau mắt đỏ
- Không giữ vệ sinh mắt và vệ sinh cá nhân.
- Tự ý sử dụng thuốc nhỏ có chứa corticoid hay những thuốc chưa rõ thành phần vào mắt. Điều này không những không có tác dụng mà còn làm tổn thương nặng hơn, kéo dài thời gian bệnh và lây lan của bệnh, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
- Khi thấy đau ở mắt hoặc có vấn đề khi nhìn.
- Khi thấy nhạy cảm với ánh sáng (thấy khó chịu khi nhìn vào nguồn ánh sáng mạnh).
- Khi triệu chứng kéo dài cả tuần hoặc hơn, hoặc triệu chứng không bớt mà ngày càng tệ.
- Khi mắt ra rất nhiều mủ hoặc ghèn.
- Khi bạn có triệu chứng khác của nhiễm trùng như sốt hoặc đau nhức
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột gây ra, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất ở trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh đặc trưng bởi hiện tượng loét miệng và nổi hồng ban ở tay chân.
Bệnh lây truyền chủ yếu theo đường tiêu hoá như nước bọt, bóng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Do vậy những nơi sinh hoạt tập thể như nhà trẻ, nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, dễ phát thành ổ dịch.
Hiện, số ca mắc bệnh tay chân miệng tại TP HCM tăng, trong đó có nhiều trường hợp nặng phải nhập viện điều trị nội trú. Để phòng ngừa và kiểm soát bệnh, phụ huynh cần lưu ý chăm sóc và theo dõi trẻ đúng cách.
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng có thể biểu hiện một số hoặc tất cả các dấu hiệu như: sốt, đau họng, quấy khóc, loét miệng, phát ban không ngứa, có thể có bóng nước ở lòng bàn tay, chân và mông. Bệnh thường tự khỏi sau một tuần phát bệnh. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách, bệnh dễ tiến triển nặng có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như: viêm não màng não, viêm cơ tim, phù phổi... nguy cơ tử vong.
Khi chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng, việc quan trọng nhất là cha mẹ theo dõi dấu hiệu chuyển độ của bệnh. Nếu trẻ mắc tay chân miệng mức độ nhẹ có thể được chăm sóc và điều trị tại nhà. Cha mẹ nên cho trẻ nghỉ học ở nhà 7-10 ngày, hạn chế tiếp xúc với các trẻ khác khi ở nhà hay ngoài cộng đồng.
Trong lúc mắc bệnh, trẻ nên uống nhiều nước, tránh những thức ăn và đồ uống có tính axit như trái cây, nước trái cây chua và thức uống có gas, tránh thức ăn mặn hoặc quá cay. Gia đình nên cho trẻ ăn thức ăn mềm lỏng, nguội, ví dụ: sữa chua, sinh tố... Nếu trẻ không ăn được nhiều, nên chia nhỏ bữa ăn.
Cha mẹ nên tuân thủ đơn thuốc và hướng dẫn của bác sĩ, có thể dùng các sản phẩm giúp giảm đau tại chỗ để làm dịu vết loét trong miệng, giúp trẻ ăn được, tránh làm vỡ các mụn phỏng nước trên da của trẻ, cũng không bôi các sản phẩm, thuốc lạ. Lý do là các vết này cũng tự biến mất sau vài ngày, cha mẹ chỉ cần tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày để tránh nhiễm trùng. Không dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc ngoài chỉ định của bác sĩ.
Trong quá trình chăm sóc trẻ tại nhà, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay khi trẻ có các dấu hiệu sau: sốt cao, quấy khóc liên tục, giật mình chới với, hốt hoảng, run tay chân, đi đứng loạng choạng, thở bất thường...
Ngoài ra, khi trẻ bị tay chân miệng, phụ huynh lưu ý những vấn đề sau:
Kiêng đến nơi đông người: Tay chân miệng là bệnh dễ lây lan vì vậy với trẻ đang bị tay chân miệng, phụ huynh nên cho trẻ ở nhà và chăm sóc ở phòng riêng, đặc biệt với trường hợp gia đình có nhiều trẻ nhỏ cần tránh cho trẻ tiếp xúc với trẻ đang bị bệnh. Phụ huynh sau khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cần rửa tay sạch với dung dịch khử khuẩn để tránh làm lây lan dịch bệnh.
Kiêng gãi hoặc chạm vào vết ban: Các nốt ban do tay chân miệng miệng cần được giữ sạch và tránh bị tác động vào để tránh gây đau cho trẻ. Bố mẹ nên cắt móng tay, móng chân cho bé gọn gàng, tối ngủ có thể mang bao tay để tránh trong lúc bé ngủ cựa quậy sẽ chà sát vào vết ban. Với các vết ban có dấu hiệu phồng rộp, loét có thể hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng các loại thuốc bôi ngăn nhiễm trùng.
Không sử dụng thìa, dĩa sắc nhọn: Trẻ bị tay chân miệng sẽ lên những nốt ban ở xung quanh miệng, trong niêm mạc miệng, nếu sử dụng các dụng cụ như thìa, dĩa sắc nhọn có thể làm tổn thương các vết loét trong miệng bé, khiến bé cảm thấy đau, khó chịu và không muốn ăn.
Không cho trẻ uống aspirin: Trong trường hợp bé bị sốt, bố mẹ có thể sử dụng các thuốc hạ sốt như paracetamol cho trẻ theo liều lượng của bác sĩ chỉ định, không tự ý tăng liều. Bên cạnh đó, với trẻ bị tay chân miệng, phụ huynh không nên cho trẻ uống aspirin để hạ sốt vì điều này có thể gây ra ảnh hưởng nặng nề hơn là gây ra hội chứng Reye, hội chứng này có thể tác động lên não và gan của trẻ, làm cho tình trạng em bé trở nên nặng hơn rất nhiều.
Không dùng muối: Một số phụ huynh nghĩ rằng muối có tác dụng khử khuẩn nên suy nghĩ đến việc sử dụng nước muối để tắm cho bé, tuy nhiên nếu không không có chỉ định của bác sĩ, bố mẹ không được dùng muối, chanh hay các thuốc chống viêm nào để làm giảm tình trạng nổi ban đỏ trên da bé.
Không nên kiêng tắm: Nhiều phụ huynh quan niệm khi trẻ bị tay chân miệng thì phải kiêng tắm, kiêng gió, kiêng nước và ủ trẻ kín để trẻ ra ban nhiều hơn thì bệnh sẽ nhanh khỏi. Tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm vì khi bố mẹ ủ trẻ quá kín, trẻ sẽ dễ bị nhiễm trùng da và để lại sẹo. Việc chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cần giữ cho các nốt ban được thoáng khí sẽ mau lành hơn và không để lại sẹo trên da bé.
Bạn có thể giảm nguy cơ bằng cách hạn chế tiếp xúc với người đã có nghi ngờ hoặc khẳng định mắc bệnh đậu mùa khỉ.
Nếu bạn cần phải tiếp xúc vật lý với một người mắc bệnh đậu mùa khỉ do bạn là cán bộ y tế hoặc người sống cùng, hãy khuyến khích người nhiễm bệnh tự cách ly và che bất cứ vùng tổn thương da nào nếu có thể (ví dụ, bằng cách mặc quần áo che lên chỗ có ban). Khi bạn tiếp xúc gần với họ, họ cần đeo khẩu trang y tế, đặc biệt là nếu họ đang bị ho hoặc có tổn thương trong miệng. Bạn cần cũng đeo khẩu trang. Tránh tiếp xúc da với da bất cứ khi nào có thể và sử dụng găng tay dùng một lần nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị tổn thương. Hãy đeo khẩu trang khi xử lý quần áo hoặc ga gối nếu người đó không thể tự làm được.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay có chứa cồn, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh, quần áo, ga giường, khăn và các vật dụng khác của họ hoặc các bề mặt mà họ đã tiếp xúc hoặc có khả năng đã tiếp xúc với nốt ban hay chất tiết đường hô hấp của họ (ví dụ, dụng cụ, bát đĩa). Giặt quần áo, khăn và ga giường và dụng cụ ăn của người đó bằng nước ấm và bột giặt. Làm sạch và khử khuẩn bất cứ bề mặt nào đã bị nhiễm bẩn và tiêu hủy chất thải bị nhiễm bẩn (ví dụ, băng gạc) một cách phù hợp.
Nếu bạn nghĩ rằng bạn đang có triệu chứng hoặc đã tiếp xúc gần với một người mắc bệnh đậu mùa khỉ, hãy liên hệ với cán bộ y tế để xin tư vấn, xét nghiệm và được chăm sóc y tế. Nếu có thể, hãy tự cách ly và tránh tiếp xúc gần với người khác. Hãy rửa tay thường xuyên và thực hiện các bước liệt kê trên đây để bảo vệ người khác khỏi nhiễm bệnh. Cán bộ y tế của bạn sẽ lấy mẫu để xét nghiệm cho bạn để bạn có thể được chăm sóc phù hợp.
Hồi hộp đánh trống ngực là một triệu chứng không đặc hiệu xuất hiện khi có bất thường về nhịp đập của quả tim. Các bất thường về nhịp đập của quả tim như ngoại tâm thu, bỏ nhịp, nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim không đều. Để chẩn đoán chính xác liệu có bất thường về nhịp tim hay không, người bệnh cần được làm điện tim đồ hoặc điện tim đồ ghi trong thời gian 24 giờ. Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng hồi hộp đánh trống ngực như: căng thẳng tâm lý, cường tuyến giáp, tác dụng phụ của một số loại thuốc, bệnh lý động mạch vành, bệnh lý cơ tim hoặc bệnh lý van tim. Đôi khi thầy thuốc không tìm được nguyên nhân gây ra hồi hộp đánh trống ngực, lúc đó cần hỏi xem người bệnh có dùng chất cafein như coffee, chè, cacao, chocolate, soda… hay không, mặt khác cần hỏi về tiền sử sử dụng thuốc như thuốc nhỏ mũi…
Một số biểu hiện thường gặp của bệnh tim mạch được mô tả sau đây:
- Khó thở: là cảm giác khó khăn khi tiến hành động tác thở. Nếu bạn thấy xuất hiện khó thở không tương xức với mức độ hoạt động thể lực, khó thở xuất hiện đột ngột bạn cần phải đi khám bác sỹ.
- Đau thắt ngực: bất kì cơn đau nào như bóp nghẹt ở giữa ngực kéo dài hơn hai phút đều có thể là biểu hiện của bệnh lý tim mạch. Ban cần gọi điện cho bác sỹ và đi khám bệnh ngay lập tức.
- Ngất: một số rối loạn nhịp tim hoặc bệnh lý mạch cảnh… có thể gây ra ngất. Cần cấp cứu người bệnh bị ngất tại chỗ trước khi chuyển người bệnh tới bệnh viện.
- Phù: thường gặp phù mắt cá chân do các bệnh lý tim mạch. Cần đưa người bệnh đi khám để xác định nguyên nhân gây ra phù chân.
- Tím tái: là hiện tượng đổi màu phớt xanh của da và niêm mạc do máu không được bão hòa oxy đầy đủ. Tím tái thường thấy ở đầu các ngón tay và quanh môi. Tương tự như phù, tím tái là một dấu hiệu hơn là một triệu chứng của bệnh tim mạch.
- Đau cách hồi: là một dấu hiệu khá đặc hiệu của bệnh động mạch chi dưới. Người bệnh có biểu hiện mỏi chân và đau hoặc chuột rút khi đi lại, sau khi nghỉ thì đỡ đau chân. Độ dài, quãng đường đi hoặc mức độ đau, thời gian hồi phục phản ánh mức độ nặng nhẹ của bệnh tắc động mạch chi dưới. Cần đưa người bệnh đi khám để điều trị kịp thời.
Một số biểu hiện cảnh báo bệnh lý tim mạch cần cấp cứu như sau:
- Đau thắt ngực: bệnh nhân đau ngực dữ dội, cảm giác bị bóp nghẹt trong lồng ngực, vị trí cơn đau thường ở phía sau xương ức, đau lan lên vai trái, mặt trong cánh tay trái hoặc lan ra sau lưng… Đây là biểu hiện nghi ngờ bệnh nhồi máy cơ tim. Khi gặp người bệnh có biểu hiện triệu chứng như trên, bạn cần gọi người giúp đỡ đồng thời gọi cấp cứu 115 để họ xử trí ban đầu và đưa người bệnh tới bệnh viện, nếu không gọi được cấp cứu 115, bạn cần đưa người bệnh tới bệnh viện ngay lập tức, không để người bệnh tự đi khám.
- Các biểu hiện ngừng tuần hoàn: người bệnh đột ngột ngất xỉu, mất phản ứng xung quanh, gọi hỏi không biết, ngừng thở, tím tái toàn thân, đôi khi có biểu hiện co giật hoặc mềm nhũn, có thể xuất hiện đại tiểu tiện không tự chủ. Bạn cần gọi người hỗ trợ và gọi cấp cứu 115 ngay lập tức. Đồng thời bạn cần ép tim – thổi ngạt cho người bệnh ngay. Tư thế ép tim như sau: người cấp cứu quỳ bên cạnh nạn nhân. Đặt hai tay của người cấp cứu (bàn tay phải trên mu bàn tay trái) lên 1/3 dưới xương ức của nạn nhân, ấn mạnh đồng thời cả hai tay cho lồng ngực nạn nhân xẹp xuống. Bạn cần ép tim liên tục thậm chí không cần động tác hà hơi thổi ngạt nếu bạn một mình cấp cứu nạn nhân.
- Các dấu hiệu đột quỵ như đột ngột tê hoặc yếu nửa người (một bên tay chân), ngất hoặc hôn mê, mất hoặc rối loạn khả năng nói, rối loạn thị giác, đột ngột mất thăng bằng và phối hợp các động tác, đau đầu dữ dội, nôn không rõ nguyên nhân. Nếu người bệnh có một trong các triệu chứng trên, cần đưa người bệnh tới ngay bệnh viện hoặc phòng cấp cứu gần nhất.
- Khó thở: người bệnh đột ngột khó thở dữ dội, vã mồ hôi. Cần gọi người cấp cứu và gọi cấp cứu 115 ngay lập tức. Đồng thời, bạn cho người bệnh nằm đầu cao, cho người bệnh thở oxy nếu có.
- Đau đột ngột chân hoặc tay: Người bệnh đi đau đột ngột chân hoặc tay, đau dữ dội. Chân hoặc tay đau lạnh, nhợt hơn so với bên đối diện. Đây có thể là biểu hiện tắc động mạch cấp tính của chân hoặc tay. Khi gặp người bệnh có biểu hiện này, bạn cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức để phẫu thuật lấy cục huyết khối trong lòng mạch ở chân hoặc tay của người bệnh.
Chúng tôi rất cảm ơn quý bệnh nhân đã tin tưởng và chọn Hoàng Khang Medical làm nơi chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình.
Tôi xin chân thành cảm ơn bác sĩ, y tá đã động viên, khích lệ, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian điều trị tại bệnh viện. Chúc bệnh viện ngày càng phát triển để giúp nhiều bệnh nhân hơn nữa.
Phòng khám đa khoa Hoàng Khang là nơi đáng tin cậy đã chữa khỏi bệnh cho tối. Cảm ơn bác sĩ Đoàn Công Minh đã tư vấn về chấn thương dây chằng do chơi thể thao.
Kênh thông tin từ sở y tế Thành phố Hồ Chí Minh