Bệnh mù màu
Mù màu là tật khiến người bệnh không thể phân biệt giữa các sắc thái nhất định của màu sắc. Mù màu ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy nên, để hạn chế các nguy hiểm và có phương pháp điều trị kịp thời thì cần phải nắm bắt được nguyên nhân gây bệnh mù màu.
Bệnh mù màu là gì?
Bệnh mù màu hay còn được gọi với tên khác là rối loạn sắc giác. Đây là tình trạng khả năng phân biệt màu sắc bị giảm. Cụ thể hơn là người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa các màu đỏ, xanh lá cây, màu xanh biển hoặc các loại màu sắc được pha trộn từ những màu này. Ngay cả đối với những người mù màu thì rất hiếm khi xuất hiện trường hợp không thể nhìn thấy màu nào cả.
Bệnh không ảnh hưởng đến khả năng sống của người mắc bệnh nên những người bị bệnh vẫn có thể sinh sản bình thường, vì vậy gen bệnh có khả năng lan rộng trong dân cư.
Bệnh mù màu là một dị tật bẩm sinh. Người ta cho rằng, người phát hiện bệnh đầu tiên là John Dalton (1766-1844), nhà vật lý học nổi tiếng sống ở cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, người đặt nền móng cho lý thuyết nguyên tử.
Theo nghiên cứu, người phương đông ít bị mù màu hơn người phương tây. Theo thống kê của nước ngoài, chỉ có 4-5% đàn ông phương đông bị mù màu, còn người phương tây thì lên tới 8-9%.
Triệu chứng bệnh mù màu chia thành 2 mức độ:
– Khuyết sắc (không phân biệt được giữa màu lục và màu đỏ và loại không phân biệt được giữa màu xanh da trời và màu vàng.)
– Mù màu (hoàn toàn không phân biệt được giữa các màu)
Đối tượng mắc bệnh:
– Nam giới (tỷ lệ mắc bệnh cao hơn)
– Nữ giới (tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn)
Theo điều tra của bệnh viện mắt TW thì bệnh mù màu gặp ở 3-5% nữ giới, 8-10% nam giới trong số những người đến khám mắt.
Nguyên nhân gây bệnh mù màu
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh mù màu, dưới đây là những nguyên nhân chính gây bệnh:
Một số loại thuốc
Một số loại thuốc điều trị tim, cao huyết áp, nhiễm trùng, những bệnh liên quan đến tâm lý có thể làm cho bệnh nhân bị mù màu, mất khả năng phân biệt một số loại màu.
Hóa chất
Khi người bệnh làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất như phân bón, styrene,… có thể gây mất màu sắc thị giác.
Ảnh hưởng từ một số bệnh
Khi bệnh nhân mắc một số chứng bệnh như tiểu đường, thoái hóa điểm vàng, nghiện rượu, thiếu máu hồng cầu… là những nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh mù màu.
Do rối loạn di truyền
Khi thiếu một gen trên nhiễm sắc thể X sẽ làm rối loạn tế bào cảm thụ ánh sáng ở mắt. Nếu con trai nhận được gen này từ người mẹ thì chắc chắn sẽ mắc bệnh mù màu. Còn con gái chỉ mắc bệnh khi cả bố và mẹ đều có gen mù màu. Chính vì vậy mà nguy cơ bị mù màu ở nam giới nhiều hơn nữ.
Theo các nhà nghiên cứu, có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh mù màu, chẳng hạn như yếu tố di truyền. ây là yếu tố nguy cơ chính gây bệnh mù màu. Nếu bố mẹ hoặc ông bà bị mù màu, bạn có khả năng nhận các gen mang bệnh. Yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh là thuốc men. Bạn có thể bị mù màu nếu dùng một số thuốc ảnh hưởng đến võng mạc và dây thần kinh thị giác chẳng hạn như hydroxychloroquine.
Hiện nay, y học vẫn chưa có cách nào để chữa bệnh mù màu. Tuy nhiên, có thể chẩn đoán bệnh trước khi sinh. Hy vọng, trong tương lai các nhà khoa học sẽ tìm ra một loại thiết bị quang học đặc biệt dùng đeo như một loại kính mắt có khả năng giúp cho người mù màu có thể phân biệt được màu sắc, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Theo tổng cục y tế